Theo dõi giải Ngoại Hạng Anh một thời gian dài, chắc hẳn bạn đã từng nghe tới những biệt danh Quỷ Đỏ, Lữ đoàn đỏ, Pháo thủ…Đây là những bí danh của các đội bóng tại giải Ngoại Hạng Anh. Tại giải Ngoại Hạng Anh hay bất kỳ một giải đấu bóng đá nào khác, mỗi đội bóng sẽ có một bí danh riêng. Bài tổng hợp này, hãy cùng chuyên mục bóng đá tìm hiểu biệt danh của 20 đội bóng tại Premier League mùa giải 2019 – 2020 nhé.
Nội dung chính
Biệt danh của 20 đội bóng tại Premier League 2019 – 2020
1. Manchester City – The Citizens
The Citizens là bí danh của ManCity, đương kim vô địch Premier League (2018 – 2019). Ngoài ra, ManCity còn được gọi với cái tên Man Xanh (màu áo truyền thống thi đấu trên sân nhà Etihat) của Man City. Đây cũng là cái tên để phân biệt giữa Man Xanh và Man Đỏ (Manchester United).
2. Liverpool – The Reds (Lữ đoàn đỏ)
Thời đầu, trước những năm 1964 thì màu áo truyền thống của Liverpool là màu trắng và màu xanh lam. Màu áo gần giống với màu áo của đội bóng cùng thành phố khác là Everton. Năm 1964, để vực dậy đôi bóng đang trong giai đoạn khủng hoảng, HLV đương nhiệm Bill Shankly đã quyết định thay đổi màu áo đấu sân nhà của Liverpool thành màu đỏ. Từ đó, cái tên The Reds gấn liền với Liverpool.
Bài hát truyền thống của Liverpool là Hurrah for the Reds được sáng tác bởi W.Seddon vào ngày 31/08/1907.
Ngoài biệt danh The Reds, Liverpool còn được các cổ động viên gọi với những cái tên thân thương khác như The Kop.
3. Manchester United (The Red Devils – Quỷ đò)
Để khích lệ tinh thần thi đấu của các cầu thủ, HLV huyển thoại của MU là Matt Busby đã đặt biệt danh cho ManUtd là The Red Devils – Quỷ đỏ. Từ đó, logo của đội bóng cũng được thêm hình ảnh một chú quỷ màu đỏ.
4. Chelsea – The Blues
Nếu như những năm 50 của thế kỷ trước, biệt danh của Burnley là The Pensioners. Tới những năm 1952, thời kỳ Ted Drake làm HLV của đội bóng đã đổi biệt danh của đội bóng thành The Blues. Với màu áo thi đấu truyền thống trên sân nhà là màu xanh da trời, người hâm mộ đã đặt biệt danh cho đội bóng mà họ yêu thích với cái tên The Blues.
5. Tottenham Hotspur – The Spurs
CLB Tottenham được thành lập từ những năm 1882 với tên gọi là Hotspur Football Club, tên gọi này có phần liên quan tới cái tên của Sir Henry Percy hay còn gọi là Sir Harry Hotspur. Ngoài ra, để tránh nhầm lẫn với các câu lạc bộ khác tại thủ đô London là London Hotspur. Hotspur Football Club đã đổi tên thành Tottenham Hotspur qua đó biệt danh The Spurs chính là cái tên viết ngắn của CLB để người hâm mộ dễ đọc, vễ viết.
6. Arsenal – The Gunners (Pháo thủ)
Arsenal được thành lập từ những năm 1886 ở Woolwich – London bởi các công nhân đang sản xuất tại khi vũ khí Royal Woolwich Arsenal. Bởi vậy, họ đã lấy hình ảnh khẩu đại bác để làm biểu tượng cho đội bóng, hình ảnh xuất hiện trên logo đội bóng cũng như làm biệt danh “pháo thủ” cho đội nhà.
Từ đó, cái tên The Gunners – Pháo thủ gắn liền với Arsenal và là cái tên yêu thích mà cổ động viên Arsenal sử dụng để gọi đội bóng mà họ yêu thích.
7. Aston Villa – Villans
Biệt danh Villans mọi người có thể hiểu một cách đơn giản là chỉ những người Villa bằng cách thêm phần đuôi “ns” vào sau tên của CLB. Ngoài ra, Aston Villa còn có một vài cái tên khác như: Villans, The Villa, The Lions, The Claret & Blue Army.
8. Everton – The Toffees
Sân nhà của Everton là sân Goodison Park. Biệt danh The Toffees ra đời gắn với một cửa hàng bánh kẹo gần gân vận động này. Cửa hàng có tên Mother Bobblet Toffee và chủ cửa hàng thường xuyên tặng kẹo cho hội cổ động viên đến sân theo dõi Everton thi đấu.
9. Crystal Palace – The Eagles (Đại bàng)
Chủ tịch CLB Malcom Allison đã đặt biệt danh Đại bàng cho Crystal Palace khi ông lên nắm quyền tại đây. Không lâu sau đó, biểu tượng này đã được thiết kế và in trên logo của đội bóng. Năm 1994, logo này đã được chỉnh sửa một chút với hình dáng giống với chú chim phượng hoàng hơn để có thể giảm bớt đi tính hiếu chiến. Mặc dù vậy, cái tên Đại bàng vẫn được các cổ động viên yên thích hơn để gọi đội bóng của mình.
10. Leicester City – The Foxes (Bầy cáo)
Bầy cáo – những chú cáo là biệt danh của CLB Leicester City. Tên ban đầu của đội bóng là Leicester Fosse và rất có thể Fosse đã được đọc thành Foxes để đội bóng thân quen và dễ hiểu hơn. Ngoài ra, trên logo của đội bóng cũng được in hình ảnh chú cáo.
11. AFC Bournemouth – The Cherries
Áo đấu của Bournemouth đã từng có màu đỏ và 2 ống tay màu trắng giống với màu đỏ tươi của trái anh đào. Bởi vậy mà cái tên The Cherries được sử dụng.
12. West Ham United – The Hammers (Búa tạ)
Cái tên The Hammers xuất phát từ năm 1900 khi đội bóng được đổi tên thành West Ham United và trên logo của CLB cũng có biểu tượng hai chiếc búa vắt chéo nhau tượng trưng cho công việc vất vả và sự lỗ lực của con người. Một thời gian sau đó, logo của West Ham United đã được bổ sung thêm hình ảnh toàn lâu đài đại diện cho Green Street House, tòa lâu đài nổi tiếng với 2 tòa tháp đặc biệt của Ana Bolena.
13. Southampton – The Saints
Biệt danh The Saints được sử dụng để nhắc tới những người đã sáng lập ra CLB, những thành viên của nhà thờ St.Mary – Hiệp hội Thanh niên năm 1885.
14. Watford F.C. – The Hornets (Ong mật)
Watford F.C có màu áo thi đấu truyền thống là màu sọc ngang vàng đen khiến chúng ta nghĩ ngay tới những chú ong mật chăm chỉ và cần mẫm.
15. Norwich City – The Canaries (Chim Hoàng Yến)
Norwich được các cổ động viên đội nhà gọi tên với biệt danh The Canaries những chú chim Hoàng Yến bởi lịch sử của hạt Norfolk, nơi đóng quân của CLB Norwich City. Vào thế kỷ thứ 16, đã có rất nhiều người dân tị nạn từ Pháp và Bỉ chạy tới đây để tránh sự đàn áp của tôn giáo và khi đó, họ mang theo rất nhiều những chú chim Hoàng Yến.
16. Newcastle United – The Magpies (Chim Ác – Chích chòe)
Chim ác là một biệt danh của CLB Newcastle United. Cái tên này thể hiện cho màu sắc áo đầu truyền thống trên sân nhà của Newcastle United với 2 sọc màu trắng và đen.
Ngoài ra, Newcastle United cũng được gọi với một cái tên khác là những chú chích choè Newcastle United. Các cổ động viên của Newcastle United được gọi là Toon Army.
17. Burnley – The Clarets (Rượu vang đỏ)
Burnley có màu áo thi đấu truyền thống từ khi được thành lập tới nay là màu đỏ rượu vang và màu xanh da trời nhạt. Chính bởi màu áo truyền thống này mà Burnley còn được gọi với biệt danh The Clarets – Rượu vang đỏ.
18. Brighton & Hove Albion – The Seagulls, Albion (Chim Hải Âu)
Biệt danh The Seagulls được bắt nguồn từ Logo của CLB với hình những chú chim Hải Âu.
19. Sheffield Utd – The Blades, Red & White Wizards
20. Wolverhampton – The Wanderers, Wolves
Ngoài biệt danh The Wanderers, các cổ động viên Việt Nam gọi tên Wolverhampton là bầy cáo.
Trên đây là danh sách biệt danh của 20 đội bóng đang thi đấu tại giải Ngoại Hạng Anh mùa giải 2019 – 2020. Mọi người hãy cùng tham khảo nhé.