Khi dùng máy Android, Up ROM để mang những tính năng mới lên máy hay giúp tối ưu hóa hoạt động của thiết bị. Tuy nhiên sẽ có rất nhiều sự cố xảy ra khiến bạn dở khóc dở cười khi thực hiện thao tác Up Rom trên thiết bị Smartphone. Bài viết này sẽ đề cập cơ bản đến lỗi error 7 khi up rom, một số lỗi khác và cách khắc phục chi tiết.
Nội dung chính
Lỗi điện thoại bị treo logo

Với lỗi này thì dù có làm mọi cách chúng ta vẫn không thể đăng nhập vào máy dù cho có tháo pin hay cố gắng khởi động lại.
- Thứ nhất các bạn vào chế độ recovery bằng phím cứng (nguồn, âm lượng, home). Đây là một chế độ riêng được trang bị cho hầu hết các thiết bị Android, bao gồm cả máy tính bảng và tùy mỗi hãng điện thoại sẽ có một cách truy cập riêng.
- Tại giao diện chế độ recovery, người dùng sẽ cần sử dụng phím cứng. Ví dụ: Phím tăng, giảm âm lượng, nút nguồn. Để thực hiện thao tác, các bạn tìm đến mục “Wipe data/factory reset” > Chọn “Yes – delete all user data”.
- Chờ cho máy chạy xong, chọn “Reboot system now” để khởi động lại điện thoại. Quá trình khởi động lại thiết bị thường khá lâu nên người dùng hãy kiên nhẫn đợi trong ít phút.
Lưu ý: Khi khôi phục cài đặt gốc thì dữ liệu trong máy sẽ mất hết. Máy sẽ trở về trạng thái như lúc xuất xưởng.
XEM THÊM:
- Lỗi iOS 9.3.2 là gì? Gợi ý các tool fix lỗi iOS 9.3.2 hiệu quả
- Lỗi 1667 khi restore iPhone, iPad và cách khắc phục nhanh
Điện thoại báo thẻ nhớ hỏng
- Chúng ta nên thử lắp thẻ nhớ sang 1 máy khác để kiểm tra xem có bị hư hay không, nếu hư thì bạn phải thay thẻ nhớ mới rồi.
- Nếu thẻ nhớ của bạn chưa bị hư hỏng và bị lỗi nhẹ thì hãy thử vào phần Cài đặt/ Dung lượng/ Định dạng lại thẻ nhớ để kiểm tra xem lỗi đã được khắc phục hay chưa.
- Nếu thẻ nhớ chưa bị hỏng thì có thể do thiết bị bạn đang sử dụng đã bị lỗi phần mềm, bạn cần sao lưu dữ liệu và reset lại máy tại phần cài đặt, có thể áp dụng cách reset bằng chế độ recovery như phần 1 thiết bị treo logo ở trên.
Máy không thông báo hiển thị bộ nhớ trong
Máy không thông báo hiển thị bộ nhớ trong, cũng như không truy cập được vào bộ nhớ trong của thiết bị.
- Các bạn vào phần Cài đặt > Dung lượng > Định dạng bộ nhớ máy.
- Nếu lỗi vẫn không được khắc phục thì các bạn nên thử chạy lại phần mềm Android trên máy (ROM gốc) cho máy, nếu không rành thì có thể mang lên trung tâm bảo hành của hãng bạn nhé.

Không cập nhật được
- Mở ứng dụng SuperSU lên – đây là app sau khi root thành công mới có, gần giống như Cydia trên iOS.
- Trong phần Cài đặt > Huỷ root hoàn toàn > Khởi động lại máy là OK.

Lỗi error 7 khi up rom
Lỗi error 7 khi up rom là một lỗi khá khó khắc phục. Để fix lỗi này bạn làm theo các bước sau:
- Giải nén bản ROM này ra trên máy tính
- Mở file updater-script bằng Notepad theo đường đẫn \META-INF\com\google\android
- Các bạn tìm dòng assert(getprop(“ro.product.device”) == “tên điện thoại” || getprop(“ro.build.product”) == “tên điện thoại” ||
- Thay đổi tên điện thoại thành tên điện thoại của mình.
VD mình đang dùng Galaxy s3 T-mobile thì tên điện thoại sẽ là d2tmo và khi đó dòng trên sẽ được đổi thành assert(getprop(“ro.product.device”) == “d2tmo” || getprop(“ro.build.product”) == “d2tmo” ||
- Lưu lại và nén tất cả những gì đã giải nén ở bước 1 thành file ZIP
- Copy vào điện thoại và cài đặt ROM. Chúc các bạn thành công!
Còn điều này nữa mình sẽ nói luôn để bác nào gặp trường hợp như mình sẽ biết cách giải quyết:
Lúc mình mở file update-script thì tên điện thoại đúng rồi nhưng vẫn bị lỗi error 7 khi up rom và trong CWM thông báo bị lỗi như thế này:
assert(getprop(“ro.bootloader”) == “T999UVDLJA” ||
getprop(“ro.bootloader”) == “T999UVDLJC” ||
getprop(“ro.bootloader”) == “T999UVDMD5” ||
getprop(“ro.bootloader”) == “T999VVLDLL1”)
Xoá tất cả dòng này và chỉ để lại assert(getprop(“ro.product.device”) == “d2tmo” || getprop(“ro.build.product”) == “d2tmo” || như vậy ROM đã cài được bình thường.
Chúc các bạn có được các thông tin bổ ích từ bài viết cung cấp!